Phong cách cổ điển là gì ?
Phong cách cổ điển là trường phái nghệ thuật của châu Âu trong thời kỳ từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 19, được thể hiện qua các hình thái như: văn học, âm nhạc, kiến trúc.
Nét đặc trưng của trường phái này là tính đối xứng, vẻ đẹp tinh tế và hấp dẫn, đậm chất thời đại được thể hiện trong những tác phẩm thiết kế nội thất.
Phong cách cổ điển trong nội thất được thể hiện qua những đồ trang trí quý giá, với vật liệu có chất lượng tuyệt vời, hình khối rõ ràng và những đường viền trang trí đầy kiểu cách.
Những căn nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển thu hút bởi cảm xúc từ màu sắc mà chúng mang lại: yên bình, sang trọng, và đậm chất hoàng gia.
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển khá kén người. Chúng thường được những người giàu có lựa chọn, bởi họ có gout thẩm mĩ tinh tế, họ yêu thích các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời thay vì chất hiện đại vốn dễ dàng thu hút đại chúng.
Lịch sử ra đời của phong cách thiết kế châu Âu cổ điển
Bắt nguồn từ Pháp ở thế kỷ 17, chủ nghĩa cổ điển nhanh chóng lan ra rộng khắp châu u và trở thành phong cách nghệ thuật thống trị châu lục này trong hơn hai thế kỷ.
Các nghệ sĩ thời đó lấy cảm hứng thiết kế nghệ thuật từ Hy Lạp cổ đại và Rome – Ý, cụ thể là những yêu cầu khắt khe, rõ ràng và đơn giản của họ.
Mặc dù phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, nhưng phong cách cổ điển đã được thể hiện ở các quốc gia khác nhau theo những cách riêng của mình.
Nếu như ở Pháp, phong cách thiết kế nội thất nơi đây tràn đầy vẻ lộng lẫy, rực rỡ, thì trong chủ nghĩa cổ điển của Anh, phong cách này lại được đặc trưng bởi tính hợp lý và sự gắn kết chặt chẽ.
Tại Nga, trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Catherine, vẻ sang trọng, sự hòa hợp và sự tiết chế hợp lý của phong cách thiết kế cổ điển đã chinh phục trái tim nữ hoàng này. Bạn có thể thấy được vẻ đẹp cao quý của phong cách cổ điển ngay tại chính cung điện Catherine ở St Petersburg.
Có một sự hòa hợp của phong cách cổ điển trong các công trình kiến trúc tại Nga vào cuối thế kỷ 18-19. Nó là sự pha trộn khéo léo hài hòa giữa phong cách cổ điển với những phong cách thiết kế khác (chủ nghĩa eclecticism – chiết trung).
Đặc điểm của phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất
Không khó để nhận ra được đặc điểm của phong cách cổ điển trong nội thất.
Những mái vòm, những họa tiết đắp nổi, những cây cột, cửa lớn, cửa sổ được trang trí với họa tiết đường viền rõ ràng, lò sưởi bằng đá cẩm thạch và tất cả đồ nội thất đều có dạng hình chữ nhật.
Tone màu chủ yếu được sử dụng là những màu pastel nhẹ nhàng.
Các căn phòng lớn được trang trí với những bức điêu khắc theo hình tượng cổ tuyệt đẹp.
Các đồ trang trí cổ điển sử dụng hình tượng lá sồi hoặc lá nguyệt quế, những họa tiết uốn lượn của Hy Lạp đối xứng theo một trật tự nhất định.
Các công trình theo phong cách cổ điển cũng đòi hỏi trình độ thi công nội thất chuyên nghiệp bởi sự cầu kỳ trong từng chi tiết đòi hỏi nghệ nhân thi công phải thật sự có trình độ.
Màu sắc
Màu sắc thường được ưu tiên sử dụng trong nội thất nhà Cổ điển là những tông trầm và đậm như vàng, nâu, đen, đỏ…Điều này là sự khác biệt hoàn toàn với phong cách thiết kế nội thất hiện đại đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Màu được lựa chọn ở thiết kế Cổ điển là màu của đẳng cấp quý tộc và địa vị xã hội, là chất xúc tác để làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho cả căn phòng.
Một số cách phối màu độc đáo trong thiết kế Cổ điển hiện nay đó là: xanh rừng già với xanh rêu, xám và vàng, đỏ rượu vang cùng các gam màu trung tính hay xanh dương và vàng…
Điểm nhấn
Thiết kế nội thất theo bất kỳ một phong cách nào cũng cần có điểm nhấn để tập trung mọi sự chú ý vào căn phòng. Đối với phong cách Cổ điển, điểm nhấn được lựa chọn thường là những chi tiết lớn. Có thể kể đến như một bộ bàn ghế bề thế, một mảng tường bừng sáng, một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng trong những kiểu nhà có tầng lửng hay đơn giản chỉ là một bức tranh được đóng trong bộ khung lớn.
Với những người lần đầu bước vào căn phòng như thế, ánh mắt sẽ không thể không dừng lại ở những nội thất sang trọng cổ điển mà còn phải trầm trồ khen ngợi. Theo đó, những chi tiết khác sẽ đóng vai trò bổ sung và kiến tạo cho bức tranh không gian thêm phần nổi bật và ấn tượng.
cổ điển là trường phái nghệ thuật của châu Âu trong thời kỳ từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 19, được thể hiện qua các hình thái như: văn học, âm nhạc, kiến trúc.
Nét đặc trưng của trường phái này là tính đối xứng, vẻ đẹp tinh tế và hấp dẫn, đậm chất thời đại được thể hiện trong những tác phẩm thiết kế nội thất.
Phong cách cổ điển trong nội thất được thể hiện qua những đồ trang trí quý giá, với vật liệu có chất lượng tuyệt vời, hình khối rõ ràng và những đường viền trang trí đầy kiểu cách.
Những căn nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển thu hút bởi cảm xúc từ màu sắc mà chúng mang lại: yên bình, sang trọng, và đậm chất hoàng gia.
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển khá kén người. Chúng thường được những người giàu có lựa chọn, bởi họ có gout thẩm mĩ tinh tế, họ yêu thích các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời thay vì chất hiện đại vốn dễ dàng thu hút đại chúng.
Lịch sử ra đời của phong cách thiết kế châu Âu cổ điển
Bắt nguồn từ Pháp ở thế kỷ 17, chủ nghĩa cổ điển nhanh chóng lan ra rộng khắp châu u và trở thành phong cách nghệ thuật thống trị châu lục này trong hơn hai thế kỷ.
Các nghệ sĩ thời đó lấy cảm hứng thiết kế nghệ thuật từ Hy Lạp cổ đại và Rome – Ý, cụ thể là những yêu cầu khắt khe, rõ ràng và đơn giản của họ.
Mặc dù phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, nhưng phong cách cổ điển đã được thể hiện ở các quốc gia khác nhau theo những cách riêng của mình.
Nếu như ở Pháp, phong cách thiết kế nội thất nơi đây tràn đầy vẻ lộng lẫy, rực rỡ, thì trong chủ nghĩa cổ điển của Anh, phong cách này lại được đặc trưng bởi tính hợp lý và sự gắn kết chặt chẽ.
Tại Nga, trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Catherine, vẻ sang trọng, sự hòa hợp và sự tiết chế hợp lý của phong cách thiết kế cổ điển đã chinh phục trái tim nữ hoàng này. Bạn có thể thấy được vẻ đẹp cao quý của phong cách cổ điển ngay tại chính cung điện Catherine ở St Petersburg.
Có một sự hòa hợp của phong cách cổ điển trong các công trình kiến trúc tại Nga vào cuối thế kỷ 18-19. Nó là sự pha trộn khéo léo hài hòa giữa phong cách cổ điển với những phong cách thiết kế khác (chủ nghĩa eclecticism – chiết trung).
Đặc điểm của phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất
Không khó để nhận ra được đặc điểm của phong cách cổ điển trong nội thất.
Những mái vòm, những họa tiết đắp nổi, những cây cột, cửa lớn, cửa sổ được trang trí với họa tiết đường viền rõ ràng, lò sưởi bằng đá cẩm thạch và tất cả đồ nội thất đều có dạng hình chữ nhật.
Tone màu chủ yếu được sử dụng là những màu pastel nhẹ nhàng.
Các căn phòng lớn được trang trí với những bức điêu khắc theo hình tượng cổ tuyệt đẹp.
Các đồ trang trí cổ điển sử dụng hình tượng lá sồi hoặc lá nguyệt quế, những họa tiết uốn lượn của Hy Lạp đối xứng theo một trật tự nhất định.
Các công trình theo phong cách cổ điển cũng đòi hỏi trình độ thi công nội thất chuyên nghiệp bởi sự cầu kỳ trong từng chi tiết đòi hỏi nghệ nhân thi công phải thật sự có trình độ.
Màu sắc
Màu sắc thường được ưu tiên sử dụng trong nội thất nhà Cổ điển là những tông trầm và đậm như vàng, nâu, đen, đỏ…Điều này là sự khác biệt hoàn toàn với phong cách thiết kế nội thất hiện đại đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Màu được lựa chọn ở thiết kế Cổ điển là màu của đẳng cấp quý tộc và địa vị xã hội, là chất xúc tác để làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho cả căn phòng.
Một số cách phối màu độc đáo trong thiết kế Cổ điển hiện nay đó là: xanh rừng già với xanh rêu, xám và vàng, đỏ rượu vang cùng các gam màu trung tính hay xanh dương và vàng…
Điểm nhấn
Thiết kế nội thất theo bất kỳ một phong cách nào cũng cần có điểm nhấn để tập trung mọi sự chú ý vào căn phòng. Đối với phong cách Cổ điển, điểm nhấn được lựa chọn thường là những chi tiết lớn. Có thể kể đến như một bộ bàn ghế bề thế, một mảng tường bừng sáng, một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng trong những kiểu nhà có tầng lửng hay đơn giản chỉ là một bức tranh được đóng trong bộ khung lớn.
Với những người lần đầu bước vào căn phòng như thế, ánh mắt sẽ không thể không dừng lại ở những nội thất sang trọng cổ điển mà còn phải trầm trồ khen ngợi. Theo đó, những chi tiết khác sẽ đóng vai trò bổ sung và kiến tạo cho bức tranh không gian thêm phần nổi bật và ấn tượng.