Chức Năng Booster Trên Bếp Từ: Có Nên Sử Dụng Thường Xuyên?

Chức năng Booster trên bếp từ không còn quá xa lạ với người tiêu dùng khi nấu nướng. Đây là một tính năng đặc biệt được tích hợp trong các bếp từ hiện đại, nhằm mang lại hiệu suất và tốc độ nấu nướng cao hơn. Tuy nhiên, liệu việc sử dụng chức năng này thường xuyên có phải là lựa chọn tốt? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng Booster, ưu và nhược điểm của việc sử dụng nó đối với sức khỏe và hiệu suất nấu nướng.

Chức năng Booster là gì?
Chức năng Booster là gì?

Booster là một tính năng đặc biệt được tích hợp trong các dòng bếp từ hiện đại nhằm tăng công suất nhiệt độ lên cao hơn công suất định mức trong một thời gian ngắn. Thông thường, các vùng nấu trên bếp từ chỉ có thể đạt công suất định mức từ 1.000W đến 2.000W, vài dòng bếp cao cấp như Lorca có thể đạt công suất định mức cao hơn từ 3.000W đến 4.500W. Tuy nhiên, với nhu cầu nấu nướng nhanh chóng của nhiều người, chức năng Booster giúp đẩy công suất lên gấp đôi hoặc gấp ba so với công suất định mức, mang lại thời gian nấu nướng ngắn hơn đáng kể.

Booster trên bếp từ giúp đạt được hiệu suất nấu nướng siêu tốc bằng cách tăng công suất lên đến 3.000W hoặc hơn chỉ sau một lần nhấn. Thay vì phải trải qua các mức công suất từ 400W, 800W, 1.600W… rồi mới đạt đến công suất định mức, Booster giúp tiết kiệm thời gian với mức công suất tối đa ngay lập tức. Điều này giúp cho việc nấu nướng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn, đặc biệt là đối với những người có cuộc sống bận rộn.

Công dụng của chức năng Booster

Công dụng của chức năng Booster là rút ngắn thời gian nấu nướng tối đa. Điều này rất hữu ích khi cần đun sôi nước để nấu canh hoặc luộc rau nhanh chóng. Cùng với đó, các chuyên gia cũng cho rằng việc giảm thời gian nấu đồng nghĩa với việc giữ lại tỷ lệ vitamin và dưỡng chất trong thực phẩm cao hơn. Do đó, khi chế biến các món cần sử dụng nhiệt cao như hấp, xào… chức năng Booster không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của chúng.

Chức năng Booster

Ưu/ nhược điểm của chức năng Booster

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian: Chức năng Booster giúp việc nấu nướng nhanh chóng hơn, giảm thiểu thời gian đợi đun sôi hoặc chiên nướng.p
  • Tiết kiệm năng lượng: Dù tăng công suất lên cao nhất, thời gian hoạt động của Booster thường rất ngắn, giúp tiết kiệm năng lượng so với việc sử dụng công suất cao liên tục.
  • Hiệu suất cao: Booster đảm bảo nhiệt độ cao nhất nhanh chóng, giúp món ăn được nấu chín đều và nhanh hơn.

Nhược điểm:

  • Tiêu tốn năng lượng: Việc sử dụng Booster có thể tiêu tốn năng lượng hơn so với việc nấu ở công suất thấp.
  • Ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp: Lạm dụng chức năng Booster quá nhiều sẽ gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp từ.

Cách sử dụng chức năng Booster

Nhờ công nghệ hiện đại, các dòng bếp từ cao cấp tích hợp chức năng Booster đã được tối ưu hóa thiết kế để bạn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Trên vùng điều khiển cảm ứng của các bếp này, có biểu tượng chữ “P” hoặc “B” để bật chức năng Booster. Bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng này để kích hoạt, và chạm lần nữa hoặc nhấn giảm nhiệt độ để tắt chức năng này.

Thực tế, chế độ Booster thường chỉ được duy trì trong khoảng 5 đến 10 phút tùy theo bếp, sau đó sẽ tự động hạ công suất. Việc này là do khi đẩy công suất lên cực đại, nhiệt độ đạt đỉnh sẽ kích hoạt chức năng tự động ngắt khi quá nhiệt. Đồng thời, khi bật chế độ Booster ở một vùng nấu, vùng nấu khác có thể sẽ không hoạt động hoặc chỉ hoạt động ở công suất thấp để đảm bảo an toàn.

Các bếp tích hợp chức năng Booster thường đi kèm với công nghệ Inverter – công nghệ biến tần giúp tận dụng và kiểm soát tối đa công suất của thiết bị để tránh lãng phí năng lượng. Kết hợp hai tính năng này giúp bếp không chỉ kiểm soát tốt công suất tối đa mà còn duy trì ổn định công suất nhỏ khi chế biến các món hầm, kho, hâm nóng… từ đó giúp tiết kiệm điện năng và nấu nướng nhanh chóng hơn.

Có nên sử dụng Booster thường xuyên?

Dù không thể phủ nhận những lợi ích khi sử dụng chức năng Booster, nhưng quá lạm dụng có thể gây hại cho chiếc bếp từ của bạn. Hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt và đoản mạch có thể xảy ra do gia tăng điện áp đột ngột khiến các board mạch và linh kiện khác bị hỏng.

Do đó, để bảo vệ bếp từ của bạn, bạn cần:

  • Tránh sử dụng chức năng Booster quá lâu.
  • Giảm thiểu việc sử dụng chức năng Booster (chỉ khi cần thiết).
  • Khi bật chế độ Booster ở một vùng nấu, vùng nấu khác cần được điều chỉnh sao cho tổng công suất không vượt quá công suất định mức của bếp.

Kết luận

Có thể thấy rằng, chức năng Booster trên bếp từ là một công nghệ hiện đại mang lại hiệu suất và tốc độ nấu nướng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nó thường xuyên cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn, chất lượng món ăn với tuổi thọ của bếp. Hy vọng rằng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích dành cho bạn! 

Xem thêm: Trivietdecor: Mang đến không gian Spa hoàn hảo nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.