Các loại gỗ công nghiệp bắt đầu được đưa vào sản xuất đại trà từ những thập niên 70 của thế kỷ 20, cho tới nay thì các loại gỗ công nghiệp cực kỳ phổ biến trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực nội thất, nó quan trọng tới mức gần như thay thế hoàn toàn nội thất gỗ tự nhiên khi nó ngày khan hiếm.
Trên thị trường hiện có 2 nhóm gỗ công nghiệp phổ biến nhất là loại gỗ sợi (hoặc bột gỗ) và gỗ dán. Gỗ dán là gỗ Plywood, gỗ sợi (hoặc bột gỗ) gồm 3 loại là MFC, MDF và HDF. Từ 3 loại gỗ sợi này sẽ thêm một công đoạn dán bề mặt nữa nên có thể chia thành 4 loại nhỏ là gỗ sợi melamine, gỗ sợi veneer, gỗ sợi acrylic và gỗ sợi laminate.
Như vậy sẽ có 7 loại gỗ công nghiệp cần phân biệt, để bạn biết hạng mục nội thất nào nên dùng loại gỗ nào!
Phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Để khoa học, Gỗ La Thành sẽ sắp xếp 7 loại gỗ trên theo chất lượng cao dần, trừ 4 chất liệu dán bề mặt và gỗ Plywood, thì các loại gỗ công nghiệp cơ bản sẽ có thứ tự như sau:
- MFC < MDF < HDF, Plywood;
- Veneer, melamine < acrylic < laminate.
- Những nguyên tắc khi chọn giường ngủ gỗ cao su
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Đánh giá về chất lượng các loại gỗ công nghiệp sẽ dựa trên các tiêu chí cơ bản như độ bền dẻo, chịu máy, bám đinh ốc, độ cứng, chống thấm, chống ẩm, chống cong vênh. Tóm lại, nếu sắp xếp chi tiết thì chất lượng các loại gỗ này sẽ là:
MFC, MFC veneer < MFC acrylic < MFC laminate < MDF < MDF veneer, MDF melamine < MDF acrylic < MDF laminate < HDF < HDF veneer, HDF melamine < HDF acrylic < HDF laminate và loại Plywood.
Nhưng trước hết, phân biệt các loại gỗ công nghiệp này như thế nào?
1.MFC
Melamine Faced Chipboard, tức là loại ván gỗ công nghiệp được dán melamine ở bề mặt.
Lõi gỗ dăm của gỗ MFC
MFC được ép từ gỗ dăm tự nhiên có kích thước tương đối lớn, nên chống thấm và chống ẩm không tốt. Melamine là một loại nhựa chuyên dụng để phủ lên bề mặt, có nguồn gốc từ dầu mỏ và nó giúp bảo vệ phần lõi gỗ công nghiệp bên trong. Gỗ MFC trước khi hoàn thiện sẽ được dán một vân gỗ giả, nên bạn thấy sản phẩm hoàn thiện có bề mặt khá đẹp và trơn!
2. MDF
Medium destiny Fibreboard, tức là loại ván gỗ công nghiệp được dán ép từ sợi gỗ, ở mật độ trung bình. Sợi gỗ nhỏ, mềm nên phần lõi được ép tương đối chặt, mịn màng.
- Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngay phần lõi gỗ MDF mịn và nhẵn hơn lõi MFC;
- Thứ 2, nếu có kích thước như nhau thì ván gỗ MDF nặng hơn hẳn ván gỗ MFC.
Lõi gỗ MDF
3. HDF:
High destiny Fibreboard, tức là loại ván gỗ công nghiệp được dán ép từ sợi gỗ, ở mật độ cao. Sợi gỗ nhỏ, phần lõi được ép rất chặt. Quan sát bằng mắt thì HDF và MDF không có nhiều khác biệt, nên để phân biệt hai loại này, bạn phải
- Đo trọng lượng: Cùng kích thước, ván gỗ HDF nặng hơn nhiều so với ván gỗ MDF;
- Đo độ cứng: Cùng độ dày, ván gỗ HDF cứng hơn nhiều so với ván gỗ MDF.
lõi gỗ HDF không khác biệt nhiều gỗ MDF
4. Bây giờ tới 4 chất liệu bề mặt
Melamine, veneer, acrylic và laminate. Chú ý rằng 3 loại ván gỗ trên sau khi được dán 4 lớp này ở bề mặt, thì sẽ thành gỗ melamine – gỗ veneer – gỗ acrylic – gỗ laminate! Để dễ hiểu, ví dụ gỗ MFC được dán veneer sẽ là MFC veneer, được dán Acrylic sẽ thành MFC Acrylic… làm như vậy lần lượt cho MDF và HDF.
- Melamine là một loại nhựa, chất lượng nhìn chung không hoàn thiện như Acrylic;
- Veneer là lát gỗ tự nhiên;
- Acrylic hay còn gọi là nhựa mica, bóng;
- Laminate, một chất liệu có 3 lớp bao gồm nhiều lớp giấy nền Kraft và melamine.
Veneer
5. Plywood
: Được dán ép lại từ nhiều lớp gỗ veneer tự nhiên. Chung được xếp chồng vuông góc với nhau, đáng nói là veneer chỉ mỏng như tờ giấy! Plywood có thể uốn cong nhờ hơi nước và nhiệt độ.
Gỗ dán Plywood
Trên đây là 1 vài cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Nếu có thắc mắc hoặc phản hồi, bạn hãy để lại comment bên dưới để Gỗ La Thành sớm trả lời bạn!